Báo cáo “Nghiên cứu xác định nguyên nhân tồn dư kim loại nặng trên cây quế và đề xuất giải pháp giảm thiểu”
18Th4

Báo cáo “Nghiên cứu xác định nguyên nhân tồn dư kim loại nặng trên cây quế và đề xuất giải pháp giảm thiểu”

Tổng diện tích trồng quế tại Việt Nam đang tăng lên và sẽ được tiếp tục mở rộng. Việc mở rộng diện tích trồng quế ở Việt Nam từ 60,000 ha (2016) lên đến 110.000 ha (năm 2021), như vậy trong tương lai tổng sản lượng quế của Việt Nam ước tính sẽ vượt 40.000 tấn. Tổng nhu cầu từ thị trường dễ tính (Trung Đông, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,…) sẽ không thể hấp thụ được tổng sản lượng Quế khai thác ở Việt Nam, do vậy ngành công nghiệp quế ở Việt Nam cần có cơ hội mở rộng hơn nữa sang các thị trường cao cấp, trong đó có Mỹ và Châu Âu (SNV, 2021).

Tuy nhiên, trong những năm gần đây chính phủ của một số nước phát triển đã giảm MRL của kim loại nặng trong các sản phẩm gia vị. Điều này dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro đánh mất thị trường cho các công ty xuất khẩu nói chung, và các công ty xuất khẩu quế nói riêng. Một số lô hàng xuất khẩu quế của Việt Nam đã bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ và Châu Âu bởi các cơ quan quản lý do phát hiện thấy các tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu quế của Việt Nam. và thị phần xuất khẩu Quế trong tương lai, với giá trị ảnh hưởng lên đến gần 50 triệu USD (tính theo giá trị danh nghĩa năm 2019) (SNV, 2021).

Việc xác định rõ nguyên nhân của hiện tượng tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm quế do yếu tố tự nhiên hay do trong quá trình hoạt động sản xuất và đưa ra các giải pháp giảm thiểu là hết sức quan trọng. Nghiên cứu này không chỉ góp phần bảo vệ người tiêu dùng, mà còn có ý nghĩa trong việc ổn định thị trường quế toàn cầu và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành quế Việt Nam.

Báo cáo nghiên cứu kim loại nặng trên cây quế và đề xuất giải pháp

Tin liên quan