• Du lịch cộng đồng tại Bắc Hà
  • Du lịch cộng đồng tại Bắc Hà
  • Du lịch cộng đồng tại Bắc Hà
  • Du lịch cộng đồng tại Bắc Hà
  • Du lịch cộng đồng tại Bắc Hà
  • Du lịch cộng đồng tại Bắc Hà

    Tăng cường sinh kế và vị thế của phụ nữ DTTS thông qua phát triển Du lịch cộng đồng- CBT Bắc Hà

    Giai đoạn: 2019- 2021

    GIỚI THIỆU                                                                    

    Dự án CBT Bắc Hà là một tiểu dự án của Chương trình Nâng cao bình đẳng giới trong Nông nghiệp và Du lịch (GREAT) do chính phủ Úc tài trợ cho Việt Nam để thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.


    CÁC ĐỐI TÁC

    • Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Hà; Phòng văn hoá, thông tin và du lịch; Trung tâm thông tin du lịch; Hội phụ nữ huyện Bắc Hà.
    • Các công ty lữ hành.
    • Trung tâm xúc tiến du lịch; KOTO; Trường dạy nghề…

    MỤC TIÊU

    1. Nâng cao thu nhập ổn định cho các hộ gia đình DTTS ở 5 xã huyện Bắc Hà thông qua phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
    2. Nâng cao khả năng quản trị nhóm, tiếp cận thị trường cho các Tổ hợp tác DLCĐ và hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành.
    3. Cải thiện quyền năng kinh tế và tiếng nói của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng.

    CÁCH TIẾP CẬN

    • Xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng thị trường
    • Truyền thông – quảng bá kết nối thị trường
    • Phát triển chuỗi giá trị theo cơ chế thị trường và vì người nghèo, Phát triển hệ thống thị trường.   

    • Xây dựng các sản phẩm du lịch có sự tham gia của cộng đồng, công ty du lịch, chuyên gia du lịch và chính quyền địa phương.

    • Trang bị kỹ năng và kiến thức để hỗ trợ cộng đồng du lịch cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao.

    • Lồng ghép các yếu tố bền vững về kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa trong các can thiệp của dự án

    • Thúc đẩy hợp tác Công – Tư nhân – Người dân để phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch.

    • Thúc đẩy để chính quyền địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch.


    KẾT QUẢ

    Tiểu dự án áp dụng phương pháp phát triển hệ thống thị trường nhằm huy động các bên tham gia để trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết giúp phụ nữ và cộng đồng nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tăng lợi ích kinh tế và xã hội khi họ tham gia thị trường du lịch:

    • Ít nhất 250 phụ nữ có thêm việc làm và tăng thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ DLCĐ;
    • Ít nhất 200 phụ nữ tăng sự tự tin và thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng;
    • Ít nhất 200 người chồng/bố tham gia tổ hợp tác DLCD và toàn bộ người dân ở các bản có DLCD thừa nhận vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triển cộng đồng;
    • Ít nhất 1.000 người dân tăng được sinh kế nhờ tăng được thu nhập từ cung cấp dịch vụ DLCĐ.

     

     

    FUNDED BY

     IMPLEMENTED BY

     

    Về đầu trang

    Các dự án khác

    Hội thảo “Áp dụng các Tiêu chuẩn Bền vững trong Bảo tồn Đa dạng Sinh học
    Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023 – Hôm nay, Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn (CRED) phối hợp với Hội...
    KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ KẾT NỐI CHUYÊN MÔN GIỮA NHÀ SẢN XUẤT VÀ CÁC CHUYÊN GIA CỦA CRED
    Hội thảo “Cải thiện sức khoẻ đất trồng trong canh tác nông nghiệp bền vững” là hoạt động do Trung tâm Phát triển Kinh...
    TÀI LIỆU “HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH UEBT/RA CHO CÁC NÔNG HỘ – NÔNG DÂN”
    Việt Nam hiện có 5 doanh nghiệp nhận được chứng nhận UEBT/RA, tất cả đều do dự án vùng Biotrade SECO hỗ trợ. Để có...
    Tài liệu hướng dẫn sản xuất Dừa bền vững tại Việt Nam
    Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất của nhiều doanh nghiệp kết hợp với ý kiến đóng góp của các chuyên...
    Sự kiện Ngày Đa dạng Sinh học – từ Cam kết đến Hành động của doanh nghiệp
    Hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học 22/05/2023, Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn (CRED) đã tổ chức Sự kiện...