Cách làm du lịch bền vững mới – Bền vững hơn và toàn diện hơn cho du lịch Việt Nam
GIAI ĐOẠN: 2023- 2027
GIỚI THIỆU
Tổng cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO) chính thức tài trợ Dự án “Phát triển du lịch bền vững” (ST4SD) cho Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027, tầm nhìn 2027 – 2031, để hỗ trợ ngành Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và toàn diện hơn. Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn là tổ chức Việt Nam duy nhất được lựa chọn để cùng thực hiện dự án với 3 đối tác Thuỵ Sỹ là Helvetas Swiss Intercooperation; Trường quản lý kinh doanh khách sạn EHL (trước đây là École hôtelière de Lausanne) và Đại học Khoa học và Nghệ thuật ứng dụng Lucerne (HSLU – Lucerne University of Applied Sciences and Arts)
CÁC BÊN LIÊN QUAN CHÍNH
- Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT);
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố nơi triển khai dự án (cụm điểm đến);
- Các hiệp hội du lịch trung ương và địa phương, Ban cố vấn du lịch, Quĩ phát triển du lịch;
- Các trường nghề quản trị khách sạn du lịch thuộc cả khối công và tư;
- Các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi mô hình dịch vụ bền vững.
MỤC TIÊU: CRED sẽ chủ trì thực hiện mục tiêu 2 và 3
- Hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách quốc gia trong việc thúc đẩy các chính sách về du lịch bền vững như các chính sách và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia và địa phương cũng như các chính sách liên quan khác;
- Nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch của Việt Nam để có thể đáp ứng được việc đào tạo và phát triển chuyên môn về du lịch bền vững;
- Các điểm đến và doanh nghiệp du lịch trở lên bền vững hơn trong hoạt động vận hành và đầu tư.
ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI
Dự án dự kiến triển khai 3 cụm điểm đến tại 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam (mỗi cụm 02 tỉnh/thành phố)
CÁCH TIẾP CẬN
- Kết hợp giữa chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của đối tác Thuỵ Sĩ (HSLU) và những kinh nghiệm từ thực địa ở cấp địa phương để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách tổ chức các diễn đàn Đối thoại Chính sách Công – Tư (bao gồm cả tạo mới và củng cố các cơ chế hiện có) để thúc đẩy du lịch bền vững;
- Một Chương trình đào tạo quản trị khách sạn và du lịch (EHT) do khu vực tư nhân đóng vai trò dẫn dắt với sự tham gia của các tổ chức đối tác Việt Nam, trong đó mối quan hệ tác động qua lại sự giữa các tổ chức giáo dục và khu vực tư nhân cùng đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo và tiến tới thương mại hoá các chương trình đào tạo;
- Sử dụng công cụ Tiêu chí và Chỉ số Du lịch Bền vững (STC&I) để chẩn đoán điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp du lịch, đồng thời có phương pháp luận dự đoán luồng du khách sẽ được sử dụng làm công cụ chính để hiểu tiềm năng thị trường hiện tại và tương lai.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI CHÍNH
- Các kế hoạch hành động, quy hoạch tổng thể và các chính sách khác của quốc gia và địa phương bao gồm các hành động liên quan, và các quyết định được đưa ra và thực hiện để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
- Một mạng lưới chuyên gia du lịch quốc tế Thuỵ Sĩ và Việt Nam theo từng chuyên môn cụ thể được thiết lập và phát triển tại Việt Nam.
- Hợp tác du lịch giữa các địa phương tại Việt Nam được tăng cường thông qua Chương trình đào tạo quản trị khách sạn và du lịch, trong đó sự tham gia tích cực của các bên liên quan chính thuộc khu vực công, tư nhân và xã hội dân sự trong các cụm điểm đến được đề xuất.
NHÀ TÀI TRỢ
|
THỰC HIỆN
|