Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi giá trị măng sạch – Măng Vân Hồ
Giai đoạn: 2019- 2021
GIỚI THIỆU
Dự án Măng Vân Hồ là một tiểu dự án của Chương trình Nâng cao bình đẳng giới trong Nông nghiệp và Du lịch (GREAT) do chính phủ Úc tài trợ cho Việt Nam nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.
CÁC ĐỐI TÁC
- Uỷ ban nhân dân huyện Vân Hồ; Hội phụ nữ huyện Vân Hồ.
- Công ty măng Kim Bôi.
- Ban quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha.
MỤC TIÊU
- Phát triển vùng nguyên liệu măng hàng hóa theo hướng bền vững, gắn với chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực cho phụ nữ thông qua hỗ trợ tổ chức lại sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất, thu hái và sơ chế măng bền vững theo yêu cầu thị trường.
- Nâng cao nhận thức để cải thiện quyền năng kinh tế, tiếng nói và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) trong gia đình và trong cộng đồng.
- Hỗ trợ cải thiện môi trường chính sách phục vụ sản xuất măng bền vững tại huyện Vân Hồ nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân/phụ nữ.
CÁCH TIẾP CẬN
- Phát triển chuỗi giá trị theo cơ chế thị trường và vì người nghèo, Phát triển hệ thống thị trường.
- Trang bị kỹ năng và kiến thức để hỗ trợ thành lập các Hợp tác xã sản xuất và chế biến măng bền vững, đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
- Thúc đẩy hợp tác Công – Tư nhân – Người dân để phát triển và tiếp thị sản phẩm măng có nguồn gốc từ Vân Hồ.
- Thúc đẩy để chính quyền địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển Măng bền vững.
KẾT QUẢ
- 2654 phụ nữ dân tộc thiểu số tăng thu nhập, có việc làm thời vụ, được tham gia các hoạt động xã hội, được tập huấn về các kỹ năng sản xuất và thị trường liên quan đến chuỗi giá trị.
- 2595 hộ gia đình dân tộc trực tiếp tham gia tổ hợp tác thu hái và sơ chế măng được cải thiện sinh kế và được hưởng lợi từ tăng thu nhập của phụ nữ.
- Ít nhất 450 người chồng tham gia tổ nhóm hợp tác thu hái và sơ chế măng và 2000 người dân ba xã được tiếp cận thông tin bình đẳng giới.
- Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến vùng nguyên liệu (UBND, Ban quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha) thông qua các kiến nghị của nhân dân 3 xã và doanh nghiệp để khai thác và phát triển vùng măng bền vững, và được nhân rộng mô hình ra 4 huyện Sốp Cộp, Sông Mã, Phù Yên và Bắc Yên của tỉnh Sơn La
- Ký kết 3 hợp đồng hợp tác kinh doanh thời hạn 20 năm giữa HTX và Công ty Yên Thành chế biến và xuất khẩu măng đi Nhật Bản và Đài Loan
NHÀ TÀI TRỢ |
THỰC HIỆN |