• Thương mại sinh học có đạo đức trong ngành dược liệu
  • Thương mại sinh học có đạo đức trong ngành dược liệu
  • Thương mại sinh học có đạo đức trong ngành dược liệu

    Nhân rộng các sáng kiến Thương mại sinh học trong lĩnh vực dược liệu ở Việt Nam – BIOTRADE

    GIAI ĐOẠN: 2016- 2020

    GIỚI THIỆU                                                                    

    Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và thực hiện bởi HELVETAS Intercooperation gGmbH và CRED. HELVETAS chịu trách nhiệm quản lý dự án còn CRED thực hiện thúc đẩy kết nối nông dân với doanh nghiệp, đào tạo về kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn Hữu cơ, BioTrade, GACP và hỗ trợ tiến trình chứng nhận.


    ĐỐI TÁC CHÍNH

    • 12 doanh nghiệp sản xuất thuốc thảo dược vừa và nhỏ; · Bộ Y tế (Viện Dược Liệu – NIMM);
    • Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Uỷ ban Nhân dân các tỉnh.

    MỤC TIÊU

    1. Các doanh nghiệp Việt Nam tăng năng lực sản xuất các sản phẩm theo nguyên tắc BioTrade phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu;

    2. Người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến và tăng nhu cầu tiêu thụ  các sản phẩm BioTrade có nguồn gốc từ Việt Nam;

    3. Trên 5,000 nông dân cải thiện sinh kế nhờ tham gia vào các chuỗi cung ứng nguyên liệu trồng theo nguyên tắc BioTrade để cung ứng cho các doanh nghiệp;

    4. Các cơ quan quản lý nhà nước có các chính sách hỗ trợ các sáng kiến thương mại sinh học để góp phần phát triển ngành dược liệu ở Việt Nam.


    CÁCH TIẾP CẬN

    • Mô hình kinh doanh Thương mại Sinh học cho các sản phẩm từ hợp chất tự nhiên sẽ được nhân rộng tới ít nhất 8 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành dược liệu, gia vị và mỹ phẩm;

    • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đăng ký và trở thành thành viên của Liên minh Thương mại Sinh học có Đạo đức;

    • Phương pháp tập huấn Lớp học Hiện trường được áp dụng là phương pháp chính để nâng cao năng lực cho nông dân;

    • Tất cả các thành viên trong chuỗi giá trị sẽ được tập huấn về các cơ chế chia sẻ Tiếp cận nguồn gen và Chia sẻ lợi ích, trong đó tập trung đặc biệt vào các nhóm nông dân;

    • Các chiến dịch truyền thông và marketing chiến lược sẽ giúp phát triển nhận thức về các mô hình kinh doanh bền vững, khái niệm về Thương mại Sinh học có Đạo đức và các sản phẩm Thương mại Sinh học có Đạo đức.


    KẾT QUẢ

    • Xây dựng được quan hệ đối tác chiến lược với Viện Dược liệu (Bộ Y tế) và 14 doanh nghiệp trong ngành dược liệu;

    • Xây dựng được chiến lược truyền thông dài hạn cho dự án và khởi động chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về dược liệu sạch kéo dài 4 năm mang tên BioTrade – Tốt tự nhiên;

    • Hơn 3000 hộ nông dân thuộc 30 chuỗi giá trị dược liệu tham gia vào dự án, cung cấp dược liệu chuẩn hóa (Hữu cơ, GACP-WHO, BioTrade) cho các doanh nghiệp;

    • Bước đầu có các hoạt động thúc đẩy chính sách tại 5 địa phương.

     

    NHÀ TÀI TRỢ

     THỰC HIỆN

    Về đầu trang

    Các dự án khác

    CÂU CHUYỆN BIOTRADE Ở MEKONG: VUN ĐẮP MỘT TƯƠNG LAI XANH HƠN
    Dự án Thương mại đa dạng sinh học khu vực Đông Nam Á là sáng kiến được Helvetas, CRED phối hợp với các đối...
    Hội thảo “Áp dụng các Tiêu chuẩn Bền vững trong Bảo tồn Đa dạng Sinh học
    Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023 – Hôm nay, Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn (CRED) phối hợp với Hội...
    KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ KẾT NỐI CHUYÊN MÔN GIỮA NHÀ SẢN XUẤT VÀ CÁC CHUYÊN GIA CỦA CRED
    Hội thảo “Cải thiện sức khoẻ đất trồng trong canh tác nông nghiệp bền vững” là hoạt động do Trung tâm Phát triển Kinh...
    TÀI LIỆU “HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH UEBT/RA CHO CÁC NÔNG HỘ – NÔNG DÂN”
    Việt Nam hiện có 5 doanh nghiệp nhận được chứng nhận UEBT/RA, tất cả đều do dự án vùng Biotrade SECO hỗ trợ. Để có...
    Tài liệu hướng dẫn sản xuất Dừa bền vững tại Việt Nam
    Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất của nhiều doanh nghiệp kết hợp với ý kiến đóng góp của các chuyên...
    Đối tác chính
    Bộ Y Tế
    Bộ Tài Nguyên và Môi trường
    Bộ Khoa học và Công nghệ
    Tài liệu
    Vui lòng tải xuống tài liệu của chúng tôi để xem dữ liệu cụ thể của dịch vụ và cách chúng tôi hoạt động.