Hội thảo “Cơ hội và thách thức xuất khẩu nguyên liệu tự nhiên và nông sản chế biến sau đại dịch Covid”
03Th12

Hội thảo “Cơ hội và thách thức xuất khẩu nguyên liệu tự nhiên và nông sản chế biến sau đại dịch Covid”

​​Hội thảo “Cơ hội và thách thức xuất khẩu nguyên liệu tự nhiên và nông sản chế biến sau đại dịch Covid” – sự kiện xúc tiến thương mại lớn của năm đã diễn ra thành công dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng Zoom vào ngày 02/12/2021 vừa qua. Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn – CRED xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade)Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sỹ (SIPPO) và các doanh nghiệp đã tham dự buổi hội thảo và hy vọng buổi hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về cơ hội và thách thức xuất khẩu sang Châu Âu của ngành nguyên liệu tự nhiên và nông sản chế biến tới các đại biểu tham dự.
Sự kiện đã đem đến các góc nhìn thực tế từ các cơ quan xúc tiến thương mại, tổ chức hỗ trợ kinh doanh và từ chính phía doanh nghiệp ngành nguyên liệu tự nhiên và chế biến nông sản. Dự án Thương mại sinh học vùng- giai đoạn II (𝐁𝐢𝐨𝐓𝐫𝐚𝐝𝐞 𝐒𝐄𝐂𝐎) do Tổng Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ – SECO tài trợ và được triển khai bởi 𝐂𝐑𝐄𝐃 đang hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm bền vững trong ngành hàng Nguyên liệu tự nhiên tại Việt Nam với hoạt động kết nối giao thương trực tuyến, tư vấn xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế và nâng cao năng lực doanh nghiệp…

Ông Đỗ Quang Huy-Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ SECO

Ông Hoàng Minh Chiến- Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại

Tại Hội thảo, ông Hoàng Minh Chiến- Phó Cục Trưởng Cục Xúc tiến Thương Mại nhấn mạnh ​​vai trò các tổ chức xúc tiến thương mại và công nghệ thông tin trong hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành nguyên liệu tự nhiên và nông sản chế biến đồng thời cũng đẩy mạnh sự hợp tác với nhau trong lĩnh vực xúc tiến thương mại. Bà Nguyễn Thị Liên- Quản lý Dự án Thương mại sinh học vùng- Giai đoạn II (Dự án BioTrade SECO) chia sẻ về dự án và các cơ hội hợp tác với doanh nghiệp ngành nguyên liệu tự nhiên với kỳ vọng dự án sẽ góp phần tăng cường năng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt. Ngoài ra, bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững.

Bên cạnh đó, ông Tạ Minh Sơn- Đại điện của Liên minh Đạo đức Thương mại đa dạng sinh học (UEBT) tại khu vực Đông Nam Á giới thiệu về xu hướng bền vững trong ngành nguyên liệu tự nhiên đồng thời cập nhật tiêu chuẩn khai thác nguyên liệu bền vững UEBT, cơ hội thị trường cho các sản phẩm có chứng nhận UEBT.

Ông Tạ Minh Sơn- Đại điện của Liên minh Đạo đức Thương mại đa dạng sinh học (UEBT) tại khu vực Đông Nam Á

Ông Charles Mordret – Chuyên gia Tư vấn về Thương mại quốc tế và Phát triển kinh doanh với 25 năm kinh nghiệm hỗ trợ các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, công ty và nhà đầu tư đa quốc gia. Tại buổi hội thảo ông sẽ chia sẻ về vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Với bề dày kinh nghiệm trong ngành nguyên liệu tự nhiên, thực phẩm chế biến và các sản phẩm bền vững, ông thường xuyên hỗ trợ trong các hội chợ quốc tế như SIAL, BIOFACH, ANUGA, Fruit Logistica, Food Ingredients và In-Cosmetics

Bà Trần Như Trang- Đại diện SIPPO

Bà Nguyễn Lam Giang- Giám đốc CRED

Bà Geertje Otten – Giám đốc điều hành kiêm Chuyên gia cao cấp về Tăng trưởng Xanh Châu Á của tổ chức ProFound – Advisers in Development đã chia sẻ về cơ hội và thách thức cho ngành nguyên liệu tự nhiên. Với 20 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh kết hợp phát triển bền vững, bà sẽ chia sẻ các cập nhật xu hướng thị trường và yêu cầu cho ngành nguyên liệu tự nhiên trong bối cảnh hậu Covid.

Tại Châu Âu hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Người tiêu dùng tại thị trường này sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững. Họ quan tâm đến giá trị bền vững về kinh tế và môi trường, bao gồm truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm xã hội, yếu tố bảo vệ môi trường. Họ sẽ ưu tiên lựa chọn và sẵn sàng trả giá cao hơn các sản phẩm được sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng xanh và đảm bảo lợi ích cho người lao động.
 
Đọc thêm về hội thảo trên báo chí truyền thông: Vneconomy
Xem tin tức trên kênh truyền hình VTV5